UXD: Thiết kế trải nghiệm người dùng[23][24] Trải nghiệm người dùng

Cấu trúc của UX

Theo Jesse James Garrett, nhà đồng sáng lập Adaptive Path (công ty tư vấn chiến lược và thiết kế hàng đầu của Mỹ), có 5 yếu tố để thiết kế trải nghiệm người dùng. 5 yếu tố này phụ thuộc với nhau, được xây dựng theo cấp độ trước đó và bắt đầu với cấp độ trừu tượng hướng tới cấp độ cụ thể[25].

Chiến lược (Strategy)

Bắt đầu từ lý do cho sản phẩm, ứng dụng hoặc trang web. Mục tiêu ở đây là xác định nhu cầu người dùng và mục tiêu kinh doanh. Doanh nghiệp cần tự đặt ra cho mình những câu hỏi:

  • Tại sao chúng tôi tạo ra nó?
  • Chúng tôi làm điều này cho ai?
  • Tại sao mọi người sẵn sàng sử dụng nó?
  • Tại sao họ cần nó?[26]

Những câu hỏi này có thể được xác định bằng cách thực hiện chiến lược “Quy trình nghiên cứu” - nơi doanh nghiệp có thể phỏng vấn các bên liên quan, đánh giá của đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu người dùng và kiểm toán sản phẩm hiện tại.

Phạm vi (Scope)

Xác định phạm vi buộc doanh nghiệp phải giải quyết các xung đột tiềm ẩn trước khi đầu tư thời gian vào việc thiết kế và xây dựng. Cần xác định các yêu cầu về tính năng và nội dung có trong ứng dụng hoặc sản phẩm. Đồng thời các yêu cầu đó phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược.

  • Yêu cầu về chức năng: đó là những yêu cầu về chức năng, tính năng trong sản phẩm, làm thế nào để các tính năng làm việc và liên kết với nhau. Các tính năng này là những gì người dùng cần để có thể đạt được mục tiêu.
  • Yêu cầu nội dung: đây là những thông tin doanh nghiệp cần để có thể cung cấp giá trị cho người dùng, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,... Nếu không xác định được nội dung, không thể xác định được kích thước hoặc thời gian cần thiết để hoàn thành dự án.[27]

Ví dụ: Chức năng là trình phát đa phương tiện cho các bài hát, trong khi nội dung là tệp âm thanh cho các bài hát này.

Cấu trúc (Structure)

Thiết kế tương tác (Interaction Design: IxD) và Kiến trúc thông tin (Information Architecture: IA) là các thành phần chính xác định cấu trúc của sản phẩm được thiết kế. Ở giai đoạn này, cần xác định cách người dùng tương tác với sản phẩm, cách hệ thống hoạt động khi người dùng tương tác, cách thức tổ chức, các ưu tiên và mức độ của sản phẩm.

  • Thiết kế tương tác: Đưa ra yêu cầu chức năng để xác định cách người dùng có thể tương tác với sản phẩm và cách hệ thống ứng xử để đáp ứng với các tương tác của người dùng.
  • Kiến trúc thông tin: Với các yêu cầu nội dung, nó xác định sự sắp xếp các yếu tố nội dung, cách chúng được tổ chức, để tạo điều kiện cho sự hiểu biết của con người.[28]

Bộ khung (Skeleton)

Bộ khung xác định hình thức trực quan trên màn hình, trình bày và sắp xếp tất cả các yếu tố để người dùng có thể tương tác với chức năng của hệ thống trên giao diện. Ngoài ra cách người dùng di chuyển qua các thông tin và cách trình bày thông tin để làm cho nó hiệu quả và rõ ràng.

Wireframes được sử dụng rộng rãi để tạo định dạng trực quan, đó là sơ đồ tĩnh thể hiện định dạng trực quan của sản phẩm, bao gồm nội dung, điều hướng và cách thức cho các tương tác.

Bộ khung được chia thành ba thành phần: Thiết kế giao diện, Thiết kế dẫn đường và Thiết kế thông tin.

  • Thiết kế giao diện: trình bày và sắp xếp các yếu tố giao diện để cho phép người dùng tương tác với chức năng của hệ thống.
  • Thiết kế dẫn đường: giúp điều hướng thông tin bằng giao diện.
  • Thiết kế thông tin: xác định việc trình bày thông tin theo cách dễ hiểu[29].

Bề mặt (Surface)

Đây được xem như là ''bộ mặt'' của sản phẩm thiết kế, xác định sản phẩm sẽ trông như thế nào với bố cục, kiểu chữ, màu sắc, phù hợp, v.v.[29]

Quy trình thiết kế UX[30][31]

Thiết kế trải nghiệm người dùng (UXD) tốt sẽ tạo ra trải nghiệm tích cực cho người dùng của doanh nghiệp bằng cách dự đoán trước và đáp ứng nhu cầu của họ.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đây là bước đầu tiên mà bất kỳ quá trình thiết kế nào cũng sẽ cần. Trước khi bắt đầu dự án, cần phải xác định những điều cơ bản, bao gồm:

  1. Người dùng: Họ là ai, họ đến từ đâu? Có thể tìm thấy họ ở đâu?
  2. Thương hiệu: Giá trị và nhiệm vụ của công ty mang lại là gì? Làm thế nào để dự án này đóng góp cho mục tiêu đó? Đây có phải là thời điểm thích hợp để công ty theo đuổi dự án này?

Bước 2: Khảo sát

Sau khi biết rằng dự án này phù hợp với nhiệm vụ cốt lõi cùng những câu hỏi xung quanh nhiệm vụ đó, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu người dùng. Nghiên cứu người dùng được xem là cột sống cho dự án thiết kế trải nghiệm người dùng. Những điều được khám phá và khai quật trong giai đoạn này sẽ đặt nền tảng cho toàn bộ dự án.

Một số phương pháp nghiên cứu người dùng tốt:

  • Phỏng vấn 1:1
  • Nhóm người dùng / tập trung
  • Khảo sát
  • Kiểm tra khả năng sử dụng[32]

Bước 3: Phân tích

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ sử dụng tất cả thông tin đã thu thập trong hai giai đoạn trước để phân tích và chắt lọc các yếu tố quan trọng nhất.

Dưới đây là hai cách để phân tích nghiên cứu:

  • User persona: Nhà thiết kế sử dụng chúng để giúp hiểu một số điều về khách hàng của họ bao gồm: Mục đích, Tuổi tác, Giới tính, Hành vi cư xử, Thói quen chi tiêu, Nỗi đau, Nhu cầu.
  • User journey maps: Bản đồ hành trình người dùng là đại diện cho các tương tác của người dùng với sản phẩm.[33]

Bước 4: Thiết kế

Ở công đoạn này, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào xây dựng các yếu tố cụ thể dựa trên kết quả phân tích của những công đoạn trước, bao gồm:

  • Sơ đồ trang web
  • Lưu lượng người dùng
  • Mockup
  • Hình ảnh
  • Các biểu tượng
  • Màu sắc[34]

Bước 5: Phát hành

Sau khi được thiết kế và kiếm tra kỹ lưỡng qua nhiều khâu, sản phẩm được phát hành, phân phối,

Sau khi được phân phối, có một số cách doanh nghiệp có thể thực hiện để đảm bảo rằng sản phẩm hoạt động tốt:

  • Kiểm tra người dùng
  • Ra mắt bản Beta
  • Thử nghiệm nội bộ[35]

Bước 6: Phân tích lại

Khi sản phẩm ra mắt, sẽ cần thêm một vòng phân tích khác. Tuy nhiên, thay vì nhìn vào kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp nên xem xét tổng thể sản phẩm cuối cùng của mình. Một số câu hỏi có thể tự đặt ra:[32]

  • Người dùng phản ứng thế nào với sản phẩm?
  • Nó đã giải quyết vấn đề và nỗi đau (pain points) của họ?
  • Có thể cải tiến sản phẩm ở những mặt nào?
  • Những bài học nào có thể rút ra từ quá trình này cho các sản phẩm trong tương lai?

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trải nghiệm người dùng http://web.uchile.cl/DctosIntranet/05UsabilidadExp... https://uxdesign.cc/accessibility-guidelines-for-a... https://uxdesign.cc/what-is-your-ux-process-2fa146... https://uxhacker.co/content-strategy-la-gi-tai-sao... https://theblog.adobe.com/what-is-ux-and-why-shoul... https://s3.amazonaws.com/coach-courses-us/public/t... https://www.computerworld.com/article/3424379/what... https://www.crazyegg.com/blog/what-is-user-experie... https://hashedin.com/blog/7-factors-that-influence... https://hashedin.com/blog/the-5-elements-of-ux-des...